Subnhanh

Bờ taluy xây bằng bêtông đổ xuống đè ôtô bên dưới. Ảnh: Khánh Hương Khoảng 13h, bờ taluy ở số 22 đườ nổ hũ fortunegems

【nổ hũ fortunegems】Sạt lở taluy ở Đà Lạt

Bờ taluy xây bằng bêtông đổ xuống bên dưới đè ôtô. Ảnh: Khánh Hương

Bờ taluy xây bằng bêtông đổ xuống đè ôtô bên dưới. Ảnh: Khánh Hương

Khoảng 13h, bờ taluy ở số 22 đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn sạt lở, đất đá tràn xuống đường đè ôtô 7 chỗ và một xe máy dựng phía dưới chân tường. Lúc xảy ra sự cố trời mưa to, con đường hẻm cụt bên trong có một hộ dân, không ai qua lại.

Bờ taluy này được xây từ lâu, thuộc khuôn viên dự án xây dựng nhà ở, chủ đầu tư khoan cọc nhồi để thi công phần móng. UBND phường 10 cho khoanh vùng, rào chắn đảm bảo an toàn, đồng thời huy động máy móc để giảm tải đất trên mái taluy.

Sạt lở taluy ở Đà Lạt  Sạt lở taluy ở Đà Lạt

Tài xế kịp chạy ra khỏi ôtô khi đất đá đổ xuống. Video người dân cung cấp

Những năm gần đây Đà Lạt thường xuyên xảy ra ngập lụt và sạt lở với tần suất ngày càng dày và mức độ nghiêm trọng hơn. Hai ngày cuối tháng 6, Đà Lạt xảy ra liên tiếp 13 điểm sạt lở khắp thành phố. Trong đó, trận sạt taluy trên đường Hoàng Hoa Thám sáng 29/6 khiến 2 người chết, 5 người bị thương và nhiều biệt thự hư hỏng.

Khu vực sạt lở được chính quyền phong tỏa. Ảnh: Khánh Hương

Khu vực sạt lở được chính quyền phong tỏa. Ảnh: Khánh Hương

Theo thống kê của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, TP Đà Lạt hiện có 210 điểm sạt lở, sụt lún, chủ yếu trên các tuyến đường giao thông. Đây cũng là một trong 4 địa phương được đánh giá có nguy cơ sạt lở cao đến rất cao của Lâm Đồng, cùng với huyện Lạc Dương, Di Linh và Đam Rông.

Theo các chuyên gia, nhà kính, nhà lưới với mật độ dày đặc là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng xói mòn, thoái hóa đất, lũ ống, ngập lụt ở Đà Lạt. Bởi chúng làm hạn chế sự phát triển cây xanh, khiến nước mưa không thể thoát. Hệ quả là đất chứa lượng nước rất lớn. Khi có những trận mưa bất thường, xói lở diễn ra rất mạnh.

Khánh Hương - Trường Hà

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap